Bộ dây đai composite ngày càng trở nên ưa chuộng nhờ tính linh hoạt, sức mạnh. Không kém gì dây đai composite, dây đai nhựa PET cũng là vật liệu đai hàng được sử dụng vô cùng phổ biến ở Việt Nam vì tính linh hoạt cũng như chi phí thấp. Cả hai vật liệu này thường được sử dụng trong lĩnh vực vận tải và công nghiệp của Việt Nam và là những thành phần thiết yếu của nhiều hệ thống dây đai. Chúng đảm bảo rằng tải có thể được di chuyển một cách an toàn mà không bị hư hỏng. Tuy nhiên, giữa dây đai composite và dây đai PET, loại nào có nhiều ưu điểm hơn?
So sánh dây đai composite và dây đai PET: Loại nào tốt hơn?
Chống chịu thời tiết
Dây đai composite có lợi thế so với dây đai PET về tính năng này. Mặc dù cả hai vật liệu đều có khả năng chịu nhiệt nhất định nhưng dây composite có đặc tính chống tia cực tím tốt hơn. Dây đai PET có khả năng chống thấm khí và dầu mỡ kém hơn nhiều so với dây đai composite. Chính vì thế, cần chú ý không dùng dây PET để ràng buộc thực phẩm nóng hoặc cho vào lò vi sóng. Nhựa PET sẽ bị biến dạng và tạo ra những chất gây ung thư, đột biến.
Linh hoạt
Mặc dù độ đàn hồi của dây đai PET phù hợp với nhiều ứng dụng đai hàng hóa thông thường như quần áo, giấy, đồ gia dụng… Tuy nhiên để phục vụ cho các ngành công nghiệp nặng, đòi vật liệu đai hàng phải cực kỳ chắc chắn và có độ siết mạnh như dây đai composite để đảm bảo độ tăng cao.
Khả năng chống mài mòn
Khả năng chống mài mòn là một chỉ số thiết yếu về chất lượng dây đai, vì mài mòn có thể dẫn đến đứt dây đai. Dây đai composite không bị rỉ sét, không bị mục, lớp phủ polypropylene ở bên ngoài giúp dây đai composite chống lại hầu hết các môi trường khắc nghiệt, bền bỉ với mọi điều kiện thời tiết như dung môi hóa học, axit hay ánh nắng mặt trời…
Bởi vì dây đai PET mềm dẻo hơn dây đai composite, khả năng chịu mài mòn kém hơn vật liệu composite. Bên cạnh đó, dây đai PET khó tái chế hơn các vật liệu khác.
Giá cả
Cả hai vật liệu tốt cho việc đai hàng hóa. Tuy nhiên, vì composite là vật liệu cao cấp, đồng thời công nghệ sản xuất các sản phẩm dây đai bằng vật liệu composite tại Việt Nam chưa phổ biến rộng rãi nên nên giá thành của dây đai composite cao hơn so với dây đai PET.
Dây đai composite và dây đai PET phù hợp cho ứng dụng nào?
Sử dụng dây đai composite cho lĩnh vực nào?
Dây đai composite có khả năng chống sốc cao nên được ứng dụng trong vận chuyển logistics các mặt hàng siêu trường, siêu trọng, vận chuyển đi xa và đối với các kiện hàng nặng.
Tuy nhiên, trên thực tế, dây đai composite được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất. Dây đai thích hợp để ràng buộc nhiều loại mặt hàng khác nhau, từ sắt thép, phụ kiện máy móc nặng cho đến kể cả hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ như thủy tinh, gốm sứ, vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử…. Bên cạnh đó, dây đai composite còn phục vụ các ngành như đóng điện máy móc trong nhà máy sản xuất, công trình xây dựng…
Sử dụng dây đai PET cho lĩnh vực nào?
Dây đai nhựa PET thường được sử dụng để đóng đai các kiện hàng, thùng hàng, pallet và các vật liệu sắt thép… Dây đai PET được dùng rộng rãi trong các ứng dụng như đai hàng gốm sứ, đồ gia dụng, giấy, nội thất hay các sản phẩm được chế biến từ gỗ…
Để biết thêm về cách sử dụng dây đai composite, quý bạn đọc có thể theo dõi video hướng dẫn chi tiết tại đây