Support

079 3333 086

Quality

International

Sản phẩm
Menu

Sản xuất công nghiệp phục hồi, xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Dự kiến năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9%, tăng gấp đôi so với mức tăng trưởng của năm 2021.

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 ngành Công Thương diễn ra chiều 26/12 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, mặc dù năm 2022 là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, ngành Công Thương, đã chủ động triển khai nhiều giải pháp, đạt được nhiều kết quả tích cực, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao.

Sản xuất công nghiệp phục hồi, xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế
Sản xuất công nghiệp phục hồi, xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế

Sản xuất công nghiệp phục hồi

Theo đó, ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương, chuỗi cung ứng đã được nối lại và đa dạng hóa. Dự kiến năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 9%, tăng gấp đôi so với mức tăng trưởng của năm 2021. Bên cạnh đó, xuất khẩu cũng là điểm tích cực nổi bật của ngành công thương khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam đạt khoảng 732 tỷ USD năm 2022, tăng khoảng 10% so với năm 2021, đánh dấu 7 năm xuất siêu liên tiếp với mức thặng dư hơn 10 tỷ USD, gấp 2,5 lần năm trước.

Trong đó, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu, chiếm hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại hội nghị.

Hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng. Năm 2022, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Với tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm, Việt Nam được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Tại đây, Bộ Công Thương cũng đã chỉ ra những hạn chế liên quan đến việc sụt giảm đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm, năng lực sản xuất công nghiệp chậm được cải thiện, sự thiếu liên kết chặt chẽ giữa các bên trong chuỗi cung ứng hàng hóa. Nhận định năm 2023 bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước được dự báo tiếp tục có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen.

Để góp phần đạt tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước năm 2023 ở mức 6,5%, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết ngành đặt ra các chỉ tiêu cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khoảng 8-9 %; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 8-9%; tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng 8-9,7%; điện thương phẩm tăng 7,4 -9,1%.

Hướng đi tiếp theo

Để đạt được mục tiêu này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ sẽ đồng bộ phối hợp triển khai các giải pháp tổng thể như xây dựng Luật phát triển công nghiệp và các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất công nghiệp có tính nền tảng, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường XNK.

Tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng XNK.

Ngoài tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, song song phát triển TMĐT hướng đến số hóa nền kinh tế trong năm tới.
Ngoài tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, song song phát triển TMĐT hướng đến số hóa nền kinh tế trong năm tới.

Tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thương mại, phát triển hạ tầng số nhằm đẩy mạnh phân phối hàng hóa thông qua các kênh TMĐT; nâng cao chất lượng hàng hóa theo hướng đáp ứng các quy định về TBT, SPS, yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ hàng hóa. Chú trọng quản lý nhập khẩu.

Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng sẽ phát triển mạnh thương mại nội địa để khai thác có hiệu quả thị trường gần 100 triệu dân, đẩy mạnh phát triển TMĐT hướng đến số hóa nền kinh tế trong năm tới. Đồng thời, tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng, phòng vệ thương mại… bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Trong-ngoài kết hợp

Sky Pak
Cùng Chuyên Mục
Tình hình xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU, Anh đang…
Ngành dệt may Việt Nam năm 2022
Ngành dệt may Việt Nam đóng góp lớn vào GDP cả…
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam được cho là thuộc khu vực "kiên cường đáng…
Thiếu hụt than cho sản xuất điện
Theo Bộ Công Thương, giá than thế giới tăng cao đã…
Sản Phẩm Nổi Bật
sp_túi khí chèn lót thùng carton dạng gối (3)
Túi khí chèn hàng trong thùng carton bảo vệ hàng hóa…
Túi khí chèn thùng carton dạng đệm (2)
Túi khí chèn hàng trong thùng carton bảo vệ hàng hóa…
Pallet Epal
Pallet gỗ thông là một trong những loại pallet được ưa…
pallet gỗ thông cũ 4 chiều nâng_sp (1)
Pallet gỗ thông cũ là lựa chọn tối ưu cho các…
Pallet gỗ keo (tràm) cũ (1)
Sản phẩm pallet gỗ tràm cũ có nguồn gốc từ nội…
Thông tin đơn hàng
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)