Phát triển công nghiệp theo chiều sâu

Phát huy những kết quả đạt được của ngành công nghiệp trong năm vừa qua, năm 2023, Quảng Ngãi tiếp tục triển khai các giải pháp để tăng tốc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 11/5/2021 của Tỉnh ủy về huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

Phát triển công nghiệp theo chiều sâu
Phát triển công nghiệp theo chiều sâu

Kết quả ấn tượng

Kết thúc năm 2022, ngành công nghiệp Quảng Ngãi đã đạt được những kết quả ấn tượng, với tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm trên 43,6% trong cơ cấu GRDP của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 129 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2021. Trong “bức tranh” lớn của ngành công nghiệp tỉnh năm 2022, nổi bật nhất là sự đóng góp của 2 sản phẩm chủ lực là lọc hóa dầu (đạt 7 triệu tấn) và thép (5,5 triệu tấn).

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) Mai Tuấn Đạt cho biết, năm 2022, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất đã sản xuất khoảng 7 triệu tấn sản phẩm các loại, doanh thu đạt trên 165 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 18 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên 12,2 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, NMLD Dung Quất đã chinh phục giới hạn vận hành an toàn mới là 112% công suất thiết kế vào lúc 10 giờ ngày 8/12/2022, góp phần về đích sớm sản lượng sản xuất 23 ngày so với kế hoạch. Việc tăng công suất NMLD Dung Quất lên 112% đã giúp tăng thêm nguồn cung xăng dầu trong nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp
Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Năm 2022, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất đã sản xuất trên 5,5 triệu tấn sản phẩm các loại. Đặc biệt, từ khi đưa vào hoạt động Nhà máy QSP của Khu liên hợp đến nay đã sản xuất gần 6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), giúp Tập đoàn Hòa Phát khẳng định vị thế nhà sản xuất thép số 1 khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2022, Hòa Phát triển khai dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 với công suất 5,6 triệu tấn HRC/năm, đưa tổng công suất HRC hằng năm đạt 8,6 triệu tấn và năng lực sản xuất thép thô của Tập đoàn dự kiến là hơn 14 triệu tấn vào năm 2025.

Ngoài lọc hóa dầu và thép, trong năm 2022, các sản phẩm khác của ngành công nghiệp cũng đạt kết quả khả quan, trong đó nước khoáng đạt 120 triệu lít; tinh bột mì 55 nghìn tấn; bia các loại 230 triệu lít; điện sản xuất 1.860 triệu kWh…

Tập trung thực hiện các đề án phát triển công nghiệp

Năm 2023, Quảng Ngãi tiếp tục triển khai các giải pháp để thực hiện có hiệu quả 4 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá trong giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có nhiệm vụ đột phá: “Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp”.

Theo Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Thị Mỹ Ái, thực hiện nhiệm vụ năm 2023, tỉnh sẽ tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các quy hoạch được duyệt, gồm: Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất đến năm 2045; Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phấn đấu giá trị sản xuất khu vực công nghiệp – xây dựng đạt tương đương năm 2022. Tỉnh cũng sẽ rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung và xây dựng các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp theo Nghị quyết số 01-NQ/TU của Tỉnh ủy về huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhằm tạo cơ sở, khung pháp lý cho phát triển công nghiệp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của tỉnh.

Tập trung thực hiện các đề án phát triển công nghiệp
Tập trung thực hiện các đề án phát triển công nghiệp

Bên cạnh đó, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Giảm tỷ trọng sản phẩm công nghiệp sơ chế, gia công, lắp ráp và tăng tỷ trọng nội địa hóa sản phẩm đối với một số sản phẩm công nghiệp chủ lực. Phát triển ngành chế biến thực phẩm, chế biến gỗ. Thu hút các dự án tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại vào KKT Dung Quất và các KCN, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, năm 2023, tỉnh sẽ hỗ trợ chủ đầu tư các dự án thủy điện trong việc triển khai thi công xây dựng; hoàn thành, đưa vào vận hành 3 dự án thủy điện với tổng công suất 36MW gồm: Trà Phong 1B – 11MW; Sông Liên 1 – 15MW, Thạch Nham – 10MW. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành các dự án kinh doanh hạ tầng Khu Đô thị Công nghiệp Dung Quất; dự án KCN nhẹ Bình Hòa – Bình Phước và dự án KCN – Đô thị – Dịch vụ VSIP 2 Quảng Ngãi; nâng cấp NMLD Dung Quất; Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.

Xem thêm: Thiếu khí đốt: Châu Âu tìm cách sưởi ấm bằng cách … tái chế điện

Sky Pak
Cùng Chuyên Mục
Tình hình xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU, Anh đang…
Ngành dệt may Việt Nam năm 2022
Ngành dệt may Việt Nam đóng góp lớn vào GDP cả…
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam được cho là thuộc khu vực "kiên cường đáng…
Thiếu hụt than cho sản xuất điện
Theo Bộ Công Thương, giá than thế giới tăng cao đã…
Sản Phẩm Nổi Bật
sp_túi khí chèn lót thùng carton dạng gối (1)
Túi khí chèn lót thùng carton dạng gối ngày càng phổ…
Túi khí chèn thùng carton dạng đệm (2)
Loại bỏ chỗ trống trong thùng hàng để đảm bảo an…
Pallet Epal
Pallet gỗ thông mới có khả năng bảo vệ hàng hóa…
pallet gỗ thông cũ 4 chiều nâng_sp (1)
Pallet gỗ thông cũ là giải pháp tuyệt vời để tiết…
Pallet gỗ keo (tràm) cũ (1)
Chi phí cực thấp là ưu điểm nổi bật của pallet…
FORM HỢP TÁC
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)
BẠN MUỐN TRỞ THÀNH?
người muangười bán
FORM ĐĂNG KÝ TƯ VẤN SẢN PHẨM
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)