Nghịch lý ngành điện

Trong bối cảnh VN đang phụ thuộc điện than đến 40%, trong khi giá than thế giới tăng quá mức, “ăn” cả vào giá điện khiến ngành điện chịu nhiều áp lực phải tăng giá điện thì việc tìm giải pháp sớm nhất có thể để tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo là cấp bách, không thể đủng đỉnh được.

Nghịch lý ngành điện
Nghịch lý ngành điện

Ngành điện có khung giá mới, chưa dễ bán điện

Mới đây, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có kiến nghị gửi Bộ Công thương chỉ đạo Tập đoàn điện lực VN (EVN) mua nốt 172 MW – phần công suất của nhà máy điện mặt trời (ĐMT) có tổng công suất 450 MW của Công ty TNHH ĐMT Trung Nam Thuận Nam theo khung giá phát điện nhà máy chuyển tiếp vừa mới ban hành.

Đây không phải lần đầu tiên Ninh Thuận kêu cứu cho dự án năng lượng tái tạo. Năm ngoái, tỉnh này đã nhiều lần gửi kiến nghị lên Chính phủ, Bộ Công thương về việc này. Theo Quyết định 21 mới ban hành ngày 7.1.2023 của Bộ Công thương về khung giá phát điện nhà máy ĐMT, điện gió chuyển tiếp, vận hành sau khi chính sách giá FIT ưu đãi các loại hình năng lượng tái tạo hết hiệu lực từ cuối năm 2020 và 2021, mức giá trần với dự án ĐMT chuyển tiếp khoảng từ 1.185 – 1.508 đồng/kWh, điện gió từ 1.587 – 1.816 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT), tùy loại hình.

Trong văn bản kiến nghị, một lần nữa, UBND tỉnh Ninh Thuận cũng nhấn mạnh việc kéo dài thời gian ngừng huy động phần công suất chưa có giá điện của dự án ĐMT nói trên (từ ngày 1.9.2022) đã gây lãng phí nguồn điện từ năng lượng tái tạo, thiệt hại cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Ngoài 172 MW ĐMT nói trên, hiện có một số dự án/phần dự án ĐMT đã xây lắp xong từ 2 năm trước nhưng chưa bán được điện do chờ khung giá điện chuyển tiếp. Đó là dự án ĐMT Thiên Tân 1.2, phần dự án của Thiên Tân 1.3 và Thiên Tân 1.4. Tổng công suất 3 dự án/phần dự án này lên đến 280,62 MW. Tháng 9.2022, trong tờ trình dự thảo thứ 9 về Quy hoạch điện 8, Bộ Công thương cũng cho biết đã rà soát các dự án này và xác định các dự án “đã xây lắp xong nhưng chưa xác định giá bán điện”.

Ngành điện có khung giá mới, chưa dễ bán điện
Ngành điện có khung giá mới, chưa dễ bán điện

Tương tự với điện gió, năm 2021, có 146 dự án ký hợp đồng mua bán điện với EVN, với tổng công suất hơn 8.170 MW, nhưng đến thời điểm cuối cùng của giá FIT điện gió (ngày 1.11.2021), chỉ 84 dự án kịp vận hành thương mại với tổng công suất gần 4.000 MW; số còn lại 62 dự án với công suất 4.170 MW mặc dù đã ký hợp đồng với EVN nhưng do chậm tiến độ nên không kịp đưa vào vận hành thương mại theo giá cũ. Tính đến thời điểm này có nhiều nhà máy điện gió trong số 62 dự án này đã hoàn thành xây dựng và lắp đặt thiết bị nhưng chờ khung giá mới.

Đáng lưu ý, do sau hơn 1 năm có khung giá mới cho các dự án chuyển tiếp, nhiều dự án điện gió kịp hoàn thành trong năm 2022 phải “nằm yên” không bán được điện, rất lãng phí cho nguồn năng lượng quốc gia và gây khó khăn cho nhà đầu tư. Đơn cử, dự án điện gió của Công ty phong điện Gia Lai, 24/25 trụ gió (chiếm 96% tổng công suất) đã hoàn thành, chờ giá mới trong năm qua; 23/29 trụ gió (chiếm 80% công suất) của dự án điện gió Công ty cổ phần điện gió Hanbaram (Ninh Thuận) cũng đã hoàn thành nhưng chưa được công nhận vận hành thương mại…

Với kiến nghị liên quan dự án ĐMT tại Ninh Thuận, trước đó, ngày 3.1, Văn phòng Chính phủ cũng đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, gửi Bộ trưởng Bộ Công thương, rằng Bộ phải chịu trách nhiệm xử lý dứt điểm kiến nghị của Công ty TNHH ĐMT Trung Nam Thuận Nam, không để doanh nghiệp gửi đơn khiếu nại nhiều nơi, nhiều lần. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương có báo cáo kết quả xử lý vấn đề này gửi Thủ tướng Chính phủ và báo cáo Thường trực Ban Bí thư trước ngày 5.1.2023. Kế đó, ngày 9.1, Bộ Công thương đã nhắc nhở EVN và các chủ đầu tư nhà máy ĐMT, điện gió chuyển tiếp phối hợp, thỏa thuận, thống nhất giá phát điện, đảm bảo không vượt quá khung giá phát điện do Bộ Công thương ban hành để sớm đưa các nhà máy ĐMT, điện gió chuyển tiếp vào vận hành, tránh lãng phí tài nguyên sau khi có khung giá mới. Thế nhưng mọi chuyện vẫn chưa có tiến triển.

EVN nên nói cho rõ…

Trước thực trạng trên, GS Trần Đình Long, Viện trưởng Viện Điện lực VN, cho rằng cho dù có khung giá phát điện chuyển tiếp cho các dự án năng lượng tái tạo, song tùy từng dự án mà EVN tăng mua hay hạn chế mua nguồn năng lượng này bởi 2 lý do: ràng buộc về lưới và nhu cầu. Theo mặt bằng chung thì giá ĐMT tương đối rẻ so với nhiệt điện, điện khí… nên ngành điện “nói gì thì nói” cũng ưu tiên huy động nguồn ĐMT.

“Trong bối cảnh VN đang phụ thuộc điện than đến 40%, trong khi giá than thế giới tăng quá mức, “ăn” cả vào giá điện khiến ngành điện chịu nhiều áp lực phải tăng giá điện thì việc tìm giải pháp sớm nhất có thể để tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo là cấp bách, không thể đủng đỉnh được. Về nguyên tắc, để tránh lãng phí, các chủ đầu tư cần lắp đặt công suất theo thỏa thuận với ngành điện để tránh quá tải, lãng phí. Trước khi đầu tư phải ký hợp đồng mua bán điện với công suất bao nhiêu cũng như đáp ứng các điều kiện pháp lý. Nếu có ràng buộc hợp đồng mà bên mua điện không thực hiện cần đưa pháp lý ra để giải quyết”, GS Trần Đình Long nói và bổ sung, tính pháp lý về đất đai làm dự án cũng cần rõ ràng minh bạch, các đánh giá về môi trường, báo cáo về phòng cháy chữa cháy… phải được hoàn thiện thì việc mua điện mới suôn sẻ. Bởi đó là các yếu tố pháp lý cần thiết, quan trọng cho một dự án điện.

Giá than thế giới tăng quá mức khiến ngành điện chịu nhiều áp lực
Giá than thế giới tăng quá mức khiến ngành điện chịu nhiều áp lực

Chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho rằng giá điện cho các dự án năng lượng tái tạo “lỡ hẹn” với giá FIT cũ phải đàm phán thỏa thuận giá bán điện với EVN theo khung giá mới Bộ Công thương ban hành theo Quyết định 21. “Tôi không rõ EVN vướng khâu nào để chưa chịu đàm phán với nhà máy ĐMT tại Ninh Thuận. Chắc chắn phải có vướng mắc về vấn đề hoàn thiện dự án, công suất cho phép, tính pháp lý, các giấy phép… Bất luận thế nào, ngành điện nên giải thích rõ, không nên để dự án rơi vào bế tắc lâu như vậy, ảnh hưởng đến doanh nghiệp và cả chiến lược kêu gọi đầu tư vào năng lượng sạch của quốc gia”.

Ngoài ra, theo ông Đình, về mặt kỹ thuật, mức giá trần mua ĐMT 1.185,9 đồng/kWh theo khung giá mới trong thực tế chưa phải là giá khuyến khích, khá thấp so với mức đầu tư của nhà đầu tư trước đó. Tuy nhiên, việc đàm phán mua của EVN với các dự án năng lượng tái tạo phải tuân thủ một số điều kiện, như khả năng hấp thụ của hệ thống như thế nào. Hạn chế của ĐMT là sau tầm 5 giờ chiều không có nữa, điện gió không ổn định, thời điểm cao nhất chỉ phát được 1/2 công suất. Nên ổn định nhất để phát điện vẫn dựa chủ yếu điện than, thủy điện… Trong thực tế, nhiều địa phương khu vực miền Trung trong thời gian qua đã đầu tư quá tải nguồn năng lượng tái tạo, công suất vượt mức cho phép, áp lực đường truyền tải vẫn còn rất lớn.

Xem thêm: EVN ‘khó khăn chưa từng có’ nhưng phải cân nhắc khi điều chỉnh giá điện

Sky Pak
Cùng Chuyên Mục
Tình hình xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU, Anh đang…
Ngành dệt may Việt Nam năm 2022
Ngành dệt may Việt Nam đóng góp lớn vào GDP cả…
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam được cho là thuộc khu vực "kiên cường đáng…
Thiếu hụt than cho sản xuất điện
Theo Bộ Công Thương, giá than thế giới tăng cao đã…
Sản Phẩm Nổi Bật
sp_túi khí chèn lót thùng carton dạng gối (1)
Túi khí chèn lót thùng carton dạng gối ngày càng phổ…
Túi khí chèn thùng carton dạng đệm (2)
Loại bỏ chỗ trống trong thùng hàng để đảm bảo an…
Pallet Epal
Pallet gỗ thông mới có khả năng bảo vệ hàng hóa…
pallet gỗ thông cũ 4 chiều nâng_sp (1)
Pallet gỗ thông cũ là giải pháp tuyệt vời để tiết…
Pallet gỗ keo (tràm) cũ (1)
Chi phí cực thấp là ưu điểm nổi bật của pallet…
FORM HỢP TÁC
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)
BẠN MUỐN TRỞ THÀNH?
người muangười bán
FORM ĐĂNG KÝ TƯ VẤN SẢN PHẨM
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)