Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ đánh giá tích cực về triển vọng thương mại hai chiều

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Washington về các hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam và Mỹ trong thời gian gần đây, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Mỹ, ông Đỗ Ngọc Hưng đánh giá tích cực về triển vọng thương mại hai chiều.

Kim ngạch thương mại Việt Nam tại Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng sau đại dịch COVID-19

Kim ngạch thương mại Việt Nam và Mỹ
Kim ngạch thương mại Việt Nam tại Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng sau đại dịch COVID-19

Ông Đỗ Ngọc Hưng cho biết trong bối cảnh tình hình kinh tế nói chung vẫn còn nhiều khó khăn từ các tác động của đại dịch COVID-19 và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, kim ngạch thương mại Việt Nam tại Mỹ vẫn duy trì được động lực tăng trưởng tích cực. Theo số liệu thống kê trong 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại Việt Nam tại Mỹ, xét 2 chiều đạt khoảng 96,2 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021 (chiếm 17,2 % tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước là 558 tỷ USD), trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 85,1 tỷ USD tăng 23,7% (chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022). Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Việt Nam là đối tác thương mại đứng thứ 5 của Mỹ, xét về xuất khẩu, Việt Nam đứng thứ 6 về tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ, chiếm khoảng 4% tổng nhập khẩu của Mỹ từ các đối tác. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tiếp tục giữ vững đà tăng, dẫn đến thặng dư thương mại lớn, đạt 74 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2022, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mexico, tập trung vào các mặt hàng: dệt may đạt 13,8 tỷ USD tăng 19,4%, giày dép 7,7 tỷ USD tăng 38,7%, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,6 tỷ USD tăng 1,9%, thuỷ hải sản, nông sản (gồm rau quả, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, gạo…), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 22 tỷ tăng 32%, máy móc thiết bị phụ tùng đạt 15 tỷ USD tăng 29%.

Thương mại Việt Nam
Kim ngạch thương mại Việt Nam tại Mỹ tiếp tục giữ vững đà tăng

Tuy nhiên, một số mặt hàng giảm kim ngạch xuất khẩu so với năm 2021, cụ thể là hạt điều đạt 630 triệu USD giảm 19%, sắt thép đạt 700 triệu USD giảm 11% (tổng xuất nhập khẩu 2021 đạt 111,4 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 96,2 tỷ USD và nhập khẩu đạt 15,2 tỷ USD). Xu thế giảm nhập khẩu hàng từ các nước, trong đó có Việt Nam, cụ thể tháng 9 là 8,1 tỷ USD giảm 17,9% so với tháng 8, tháng 8 so với tháng 7 giảm 0,8 và tháng 7 giảm 6,9 % so với tháng 6 do Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, lạm phát tại Mỹ…

Theo nhận định của Bộ Công Thương, nếu duy trì tốc độ như 9 tháng qua, xuất nhập khẩu cả năm 2022 của Việt Nam có thể sẽ đạt trên 740 tỷ USD, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối – 9 tháng đầu năm 2022 xuất siêu đạt đạt khoảng 7 tỷ USD, tạo thuận lợi cho việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế cả năm (trong đó mục tiêu xuất khẩu chung của Việt Nam tăng 8% trong năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ giao).

Tuy nhiên, việc tăng trưởng thương mại trung bình 20%/năm dẫn đến một số mặt hàng đều có thể trở thành đối tượng bị điều tra phòng vệ thương mại, như các vụ việc gần đây gồm: mật ong, gỗ dán cứng, tủ gỗ, thép ống với nhiều chủng loại hàng hoá và hình thức điều tra mới gắn với vấn đề an ninh quốc gia và thương mại trên cơ sở vận dụng nhiều đạo luật (mà gần đây nhất là Đạo luật thương mại 1975 – 301…).

Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, cơ quan Thương vụ tiếp tục đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam…; tiếp tục đối thoại với Mỹ về vấn đề kinh tế thị trường trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá cụ thể gần đây nhất là thông tin về gỗ bạch dương của Nga xuất khẩu vòng qua Việt Nam sang Mỹ, tăng cường cơ chế cảnh báo sớm về các vụ kiện phòng vệ thương mại cũng như phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp liên quan xử lý các vấn đề phát sinh.

Mỹ là thị trường khổng lồ, đa dạng và có nhu cầu lớn đối với nhiều loại hàng hóa bởi đây là quốc gia đa chủng tộc, GDP trên đầu người cao và đặc biệt người dân ở Mỹ có thói quen mua sắm, dịch vụ tài chính phát triển. Đây thực sự là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Nhờ vậy, số lượng mỗi đơn hàng thường lớn. Mỹ thực sự là cơ hội lớn cho các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam.

Sky Pak
Cùng Chuyên Mục
Tình hình xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU, Anh đang…
Ngành dệt may Việt Nam năm 2022
Ngành dệt may Việt Nam đóng góp lớn vào GDP cả…
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam được cho là thuộc khu vực "kiên cường đáng…
Thiếu hụt than cho sản xuất điện
Theo Bộ Công Thương, giá than thế giới tăng cao đã…
Sản Phẩm Nổi Bật
sp_túi khí chèn lót thùng carton dạng gối (1)
Túi khí chèn lót thùng carton dạng gối ngày càng phổ…
Túi khí chèn thùng carton dạng đệm (2)
Loại bỏ chỗ trống trong thùng hàng để đảm bảo an…
Pallet Epal
Pallet gỗ thông mới có khả năng bảo vệ hàng hóa…
pallet gỗ thông cũ 4 chiều nâng_sp (1)
Pallet gỗ thông cũ là giải pháp tuyệt vời để tiết…
Pallet gỗ keo (tràm) cũ (1)
Chi phí cực thấp là ưu điểm nổi bật của pallet…
FORM HỢP TÁC
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)
BẠN MUỐN TRỞ THÀNH?
người muangười bán
FORM ĐĂNG KÝ TƯ VẤN SẢN PHẨM
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)