Support

079 3333 086

Quality

International

Sản phẩm
Menu

Quảng Bình: Sản xuất công nghiệp và thương mại có chiều hướng ổn định

Hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại 2 tháng đầu năm 2023 tại Quảng Bình có chiều hướng duy trì hoạt động ổn định khi các chỉ số đều tăng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2023 ước tăng 11,9% so với tháng trước và tăng 28,3% so với tháng 2/2022.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2023 ước tăng 11,9% so với tháng trước và tăng 28,3% so với tháng 2/2022.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2023 ước tăng 11,9% so với tháng trước và tăng 28,3% so với tháng 2/2022.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp khai khoáng giảm 8,1%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%; sản xuất và phân phối điện tăng 43,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải giảm 7,8%. Sản phẩm chủ yếu: Tinh bột sắn đạt 3.781 tấn, tăng 122,8%; điện sản xuất các loại đạt 185,8 triệu kWh, tăng 80,2% (trong đó thủy điện đạt 8,0 triệu KWh, tăng 105,2%; điện mặt trời đạt 9,2 triệu KWh, giảm 14,7%, điện gió đạt 168,6 triệu KWh, tăng 90,7%); thức ăn thủy sản đạt 126 tấn, tăng 48,2%; gạch xây dựng bằng đất nung đạt 53.409 nghìn viên, tăng 48%..

Theo đại diện Sở Công Thương Quảng Bình, 2 tháng đầu năm các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp duy trì hoạt động sản xuất ổn định. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất may trang phục đã có đơn hàng đến hết quý II/2023 từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc…. Tuy nhiên, tình hình sản xuất công nghiệp trong tháng 2/2023 vẫn còn gặp khó khăn do tác động của tình hình an ninh, chính trị nhiều nơi trên thế giới bất ổn; giá nguyên liệu, nhiên liệu, khí đốt tăng cao; hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, một số doanh nghiệp đơn hàng sụt giảm. Lãi suất vay vốn ngân hàng tăng rất mạnh từ cuối năm 2022, khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn.

Sản xuất công nghiệp và thương mại tại Quảng Bình có chiều hướng duy trì ổn định
Sản xuất công nghiệp và thương mại tại Quảng Bình có chiều hướng duy trì ổn định

Đối với hoạt động thương mại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 2/2023 ước đạt 4.648,9 tỷ đồng, giảm 1,9% so với tháng trước và tăng 17,2% so với cùng kỳ. Theo Phòng Quản lý thương mại – Sở Công Thương Quảng Bình, tháng 2/2023, hoạt động kinh doanh thương mại trở lại bình thường, giá cả ổn định, tuy nhiên sức mua giảm hẳn so với dịp Tết Nguyên đán, vì vậy doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng này giảm so với tháng trước.

Sức mua tại một số chợ truyền thống giảm từ 15-20%; tại các siêu thị, trung tâm thương mại giảm từ 10%-15% so với những ngày giáp Tết (cuối tháng 01/2023). Nguồn cung xăng dầu cơ bản ổn định, mạng lưới các cửa hàng bán lẻ xăng dầu duy trì hoạt động kinh doanh bình thường phục vụ đủ nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Nhằm đảm bảo cân đối cung – cầu hàng hóa, ổn định thị trường, Sở Công Thương đã thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường hàng hóa, nắm bắt nhu cầu của nhân dân đối với các loại hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để đề xuất biện pháp cung ứng hàng hóa và bình ổn giá trong dịp trước, trong và sau Tết, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, thực hiện bình ổn giá cả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ông Phan Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Công Thương Quảng Bình cho hay, thời gian tới sở sẽ nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; trong đó tập trung một số lĩnh vực: Tình hình nghỉ Tết Nguyên đán, ra quân đầu năm của doanh nghiệp. Phối hợp các ngành liên quan làm việc với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng và sản xuất kinh doanh. Thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển công nghiệp trong điều kiện mới gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19.

“Sở sẽ tiếp tục xây dựng và ban hành các kế hoạch: Tăng cường triển khai các hoạt động thực hiện hiệu quả Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2023; Thực hiện chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo năm 2023; Kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế 2023 của Sở Công Thương Quảng Bình. Đồng thời, thực hiện các báo cáo về công tác quản lý nhà nước, công tác kinh doanh rượu trên địa bàn; Báo cáo một số chỉ tiêu kinh tế ngành Công Thương về hạ tầng thương mại…”, ông Nam thông tin thêm.

Xem thêm: Ngành sản xuất lấy lại đà tăng trưởng

Sky Pak
Cùng Chuyên Mục
Tình hình xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU, Anh đang…
Ngành dệt may Việt Nam năm 2022
Ngành dệt may Việt Nam đóng góp lớn vào GDP cả…
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam được cho là thuộc khu vực "kiên cường đáng…
Thiếu hụt than cho sản xuất điện
Theo Bộ Công Thương, giá than thế giới tăng cao đã…
Sản Phẩm Nổi Bật
sp_túi khí chèn lót thùng carton dạng gối (3)
Túi khí chèn hàng trong thùng carton bảo vệ hàng hóa…
Túi khí chèn thùng carton dạng đệm (2)
Túi khí chèn hàng trong thùng carton bảo vệ hàng hóa…
Pallet Epal
Pallet gỗ thông là một trong những loại pallet được ưa…
pallet gỗ thông cũ 4 chiều nâng_sp (1)
Pallet gỗ thông cũ là lựa chọn tối ưu cho các…
Pallet gỗ keo (tràm) cũ (1)
Sản phẩm pallet gỗ tràm cũ có nguồn gốc từ nội…
Thông tin đơn hàng
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)