Thị trường gỗ toàn cầu đang dần hồi phục sau đại dịch trong năm qua. Ngoài dịch bệnh, sự phục hồi kinh tế toàn cầu năm 2022 còn có một bất ổn lớn khác, từ các nền kinh tế phát triển ở Châu Âu và Mỹ đến các nền kinh tế thị trường mới nổi ở Châu Á cho đến các khu vực kém phát triển hơn ở Châu Phi, hầu như tất cả đều bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Giá cả các mặt hàng chế biến từ dầu thô tăng mạnh và các mặt hàng khác từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng cuối cùng cũng tăng theo. Hiện tại, lạm phát toàn cầu dường như đã thay thế bệnh dịch trở thành nguy cơ chính đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Thị trường gỗ toàn cầu vẫn chưa hồi phục sau dịch bệnh và tiếp tục bị ảnh hưởng với lạm phát, suy thoái thị trường có thể tiếp tục cho đến cuối năm 2022.
Lạm phát ảnh hưởng đến thị trường gỗ toàn cầu
Nguyên nhân của lạm phát này đến từ nhiều khía cạnh, một mặt, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch gây ra đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng chi phí như sản xuất và vận chuyển; mặt khác là tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng.
Lạm phát ở nước ngoài vẫn ở mức cao trong bối cảnh các nền kinh tế Phương Tây tiếp tục tăng lãi xuất. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, thị trường gỗ toàn cầu chắc chắn bị ảnh hưởng.
Gỗ luôn là nguyên liệu chính để xây dựng các ngôi nhà ở Mỹ, do đó nhu cầu về gỗ chiếm khoảng 40% trong dựng nhà ở Mỹ.
Từ tháng 3/2022 đến tháng 7/2022, giá gỗ xẻ Bắc Mỹ giảm gần 50%. Mặc dù vẫn ở gần mức trung bình trong vòng 5 năm, nhu cầu trên thị trường gỗ xẻ Bắc Mỹ rõ ràng đang suy yếu so với cùng kỳ năm 2021 trong bối cảnh áp lực lạm phát.
Tác động đến thị trường Trung Quốc.
Trong nửa đầu nằm 2022, thương mại gỗ xẻ mềm toàn cầu giảm 10%, nhu cầu gỗ xẻ từ Trung Quốc, Mỹ và Châu Âu giảm, và việc quốc tế tẩy chay gỗ và các sản phẩm gỗ từ Nga đã mang lại sự bất ổn lớn cho thị trường gỗ Châu Âu. Giá gỗ xẻ cũng bắt đầu giảm sau mùa Xuân năm 2022.
Ngoài ra, thương mại gỗ mềm quốc tế giảm 20% do lệnh cấm xuất khẩu gỗ tròn của Nga và nhu cầu gỗ giảm do các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh của Trung Quốc.
Trong bối cảnh thị trường gỗ toàn cầu bị ảnh hưởng bởi lạm phát, thị trường gỗ Trung Quốc cũng gặp khó khăn do nhu cầu hạn chế và lượng nhập khẩu giảm.
Thứ nhất, thị trường gỗ Trung Quốc vẫn đang phục hồi chậm sau dịch bệnh. Mặc dù mùa cao điểm của ngành gỗ, nhưng theo xu hướng hiện tại diễn biến thị trường chậm hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021.
Thứ hai, Trung Quốc là một trong những thị trường sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ lớn đồ gỗ, tuy nhiên lạm phát cao ảnh hưởng đến việc phân bổ chi phí sinh hoạt của người dân. Thu nhập nhiều hơn được sử dụng cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày và như cầu về đồ nội thất và các sản phẩm gỗ khác ở Trung Quốc đã giảm.
Mặt khác, bị ảnh hưởng bởi nhu cầu giảm, nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Trung Quốc giảm. Trong 8 tháng đầu năm 2022, khối lượng gỗ tròn và gỗ xẻ của Trung Quốc đạt 47,18 triệu m3, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lượng nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ trong tháng 8/2022 đạt 6 triệu m3, giảm 0,3% so với tháng 8/2021.
Hiện tại triển vọng kinh tế của các nước Châu Âu và Mỹ đang đối mặt áp lực lạm phát trở thành thách thức cấp bách nhất đối với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Trước sức ép của dịch bệnh và lạm phát, cho thấy sự phục hồi của thị trường gỗ toàn cầu cũng rất khó khăn.
Xem thêm: Thiếu đơn hàng, thị trường gỗ ghép thanh trong tình trạng “ngủ đông”