Năm 2023 sẽ chi hơn 19.200 tỷ xây dựng các dự án truyền tải điện

Trong năm 2023, tổng giá trị đầu tư xây dựng của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT) khoảng 19.238 tỷ đồng, phấn đấu khởi công 35 dự án, hoàn thành và đưa vào vận hành 44 dự án lưới điện…

Theo báo cáo của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2023, doanh nghiệp này sẽ chi khoảng 19.238 tỷ đồng, phấn đấu khởi công 35 dự án, hoàn thành và đưa vào vận hành 44 dự án lưới điện.

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT) cho biết sẽ đầu tư để nâng cấp lưới điện trong năm 2023
Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT) cho biết sẽ đầu tư để nâng cấp lưới điện trong năm 2023

Đầu tư lớn để nâng cấp lưới truyền tải điện

EVN NPT sẽ tập trung vận hành an toàn, ổn định, tin cậy các đường dây và trạm biến áp, đặc biệt là hệ thống 500 kV Bắc – Nam trong bối cảnh tiếp tục truyền tải điện cao để cung cấp điện trong năm 2023 và các năm tiếp theo.

Doanh nghiệp này cũng sẽ chuẩn bị vật tư, thiết bị dự phòng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư thiết bị, chủ động phát hiện, ngăn ngừa sự cố, nâng cao độ tin cậy và giảm tổn thất điện năng trên lưới truyền tải điện.

EVN NPT cũng đang dồn lực bảo đảm tiến độ, khối lượng và chất lượng các dự án đầu tư xây dựng, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đầu tư xây dựng đối với các dự án trọng điểm.

Cụ thể, bảo đảm tiến độ hoàn thành các công trình quan trọng nâng cao năng lực lưới truyền tải điện và cung cấp điện như: Đường dây 500 kV Nho Quan – Phủ Lý -Thường Tín; các đường dây đấu nối sau các trạm biến áp 500 kV Đức Hòa, Chơn Thành, Long Thành; đường dây 220 kV Chơn Thành-Bến Cát; các trạm biến áp 220 kV Văn Điển, Khu kinh tế Nghi Sơn, Vũng Áng, Phố Cao; lắp đặt tụ bù ngang trên hệ thống điện miền Bắc.

Đầu tư lớn để nâng cấp lưới truyền tải điện
Đầu tư lớn để nâng cấp lưới truyền tải điện

Bảo đảm tiến độ các công trình đấu nối, giải tỏa công suất các nguồn điện như đường dây 220 kV Hải Dương-Phố Nối, đường dây 500 kV Sông Hậu-Đức Hòa, các đường dây đấu nối giải tỏa công suất các nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4.

Các công trình phục vụ giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo như nâng công suất các trạm biến áp 500 kV Pleiku 2, Đăk Nông; các trạm biến áp 220 kV Vĩnh Châu, Duyên Hải, Năm Căn; các đường dây 22 0kV Nha Trang-Tháp Chàm, Quảng Ngãi-Quy Nhơn…; các công trình giải tỏa công suất các nguồn thủy điện khu vực Tây Bắc và mua điện Lào; lắp đặt tụ/kháng bù để bảo đảm điện áp khu vực miền Bắc.

Để thực hiện thành công kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2023, EVN NPT và các đơn vị sẽ tập trung triển khai sớm công tác chuẩn bị đầu tư và thỏa thuận tuyến, mặt bằng đối với các dự án đầu tư xây dựng để có đủ thời gian cho các giai đoạn tiếp theo. Thực hiện quản lý chặt chẽ và đẩy nhanh tiến độ lập và trình duyệt, chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật.

Nâng cao chất lượng công tác tư vấn, yêu cầu các công ty tư vấn thiết kế cam kết chất lượng, tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng ngay từ những ngày đầu, quý đầu của năm 2023.

“Tập đoàn mẹ” lo lỗ nặng trong năm 2023

Trong báo cáo vừa gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị này cho biết, ước tính năm 2022, công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 28.876 tỉ đồng.

EVN thậm chí có thể lỗ nhiều hơn số liệu nói trên nếu như không thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí đầu vào, vận hành tối ưu hệ thống điện.

Nguyên nhân lỗ lớn năm qua chính là thông số đầu vào tăng mạnh (giá than nhập, giá than pha trộn, giá khí, giá dầu thế giới) và chi phí mua điện tăng thêm khi các nhà máy điện tham gia thị trường điện.

Năm 2022, công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 28.876 tỉ đồng.
Năm 2022, công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 28.876 tỉ đồng.

Năm 2022 chứng kiến giá than tăng phi mã, gấp 6 lần so với đầu năm 2021 và gấp khoảng hơn 3 lần so với đầu năm 2022. Kéo theo đó, chi phí sản xuất điện từ than nhập khẩu cũng lên tới 3.500-4.000 đồng/kWh, trong khi giá bán điện bình quân là 1.864 đồng/kWh.

Còn theo báo cáo mới nhất của EVN, doanh nghiệp này đã tính toán tình hình tài chính cho năm 2023 còn u ám hơn năm qua rất nhiều. Theo đó, năm nay, Công ty mẹ EVN, các tổng công ty điện lực và Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia dự kiến lỗ sản xuất kinh doanh khoảng 64.941 tỉ đồng, nếu giá bán lẻ điện giữ như hiện hành.

Trong đó, 6 tháng đầu năm EVN dự kiến lỗ 44.099 tỉ đồng và 6 tháng cuối năm dự kiến lỗ 20.842 tỉ đồng. Như vậy, tổng lỗ sản xuất kinh doanh của EVN luỹ kế 2 năm 2022 và 2023 là 93.817 tỉ đồng.

Ông Dương Quang Thành Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN yêu cầu EVNNPT cũng như các đơn vị thuộc tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần cùng Tập đoàn hướng tới mục tiêu đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp số. Trong đó tập trung triển khai các nhiệm vụ của EVN NPT trong kế hoạch tổng thể về chuyển đổi số của Tập đoàn.

Tích cực triển khai ứng dụng thành tựu của cuộc các mạng 4.0 vào hoạt động sản xuất kinh doanh để cải thiện các chỉ tiêu kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động, trong đó tập trung vào áp dụng các công nghệ, thiết bị mới, hiện đại trong quá trình quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành.

Áp dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và phần mềm, công cụ quản lý tiến độ, khối lượng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Chủ động xây dựng và thực hiện nhiệm vụ cụ thể, đặc thù của Tổng công ty về Chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, trong đó việc phát triển và xây dựng hạ tầng số tại EVN NPT phải đảm bảo đồng bộ với hạ tầng của EVN và các đơn vị. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Xem thêm: Tháng 1/2023: 30 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

Sky Pak
Cùng Chuyên Mục
Tình hình xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU, Anh đang…
Ngành dệt may Việt Nam năm 2022
Ngành dệt may Việt Nam đóng góp lớn vào GDP cả…
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam được cho là thuộc khu vực "kiên cường đáng…
Thiếu hụt than cho sản xuất điện
Theo Bộ Công Thương, giá than thế giới tăng cao đã…
Sản Phẩm Nổi Bật
sp_túi khí chèn lót thùng carton dạng gối (1)
Túi khí chèn lót thùng carton dạng gối ngày càng phổ…
Túi khí chèn thùng carton dạng đệm (2)
Loại bỏ chỗ trống trong thùng hàng để đảm bảo an…
Pallet Epal
Pallet gỗ thông mới có khả năng bảo vệ hàng hóa…
pallet gỗ thông cũ 4 chiều nâng_sp (1)
Pallet gỗ thông cũ là giải pháp tuyệt vời để tiết…
Pallet gỗ keo (tràm) cũ (1)
Chi phí cực thấp là ưu điểm nổi bật của pallet…
FORM HỢP TÁC
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)
BẠN MUỐN TRỞ THÀNH?
người muangười bán
FORM ĐĂNG KÝ TƯ VẤN SẢN PHẨM
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)