Support

079 3333 086

Quality

International

Chiến lược phát triển mới: Nhiều kỳ vọng cho ngành dệt may Việt Nam

Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 được phê duyệt đã đáp ứng lòng mong mỏi của cộng đồng doanh nghiệp.

Phấn đấu nhiều mục tiêu lớn

Dệt may là một ngành xuất khẩu quan trọng, luôn đứng trong top đầu các ngành hàng có kim ngạch cao nhất. Theo ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, năm 2022 mặc dù xuất khẩu của ngành giảm tốc nặng nề trong quý IV nhưng cả năm vẫn đạt 44,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Kết quả này đạt được nhờ sự nỗ lực và năng lực nội sinh được vun đắp qua nhiều năm của ngành.

Với nền tảng đó, trong Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, ngành dệt may Việt Nam được đặt mục tiêu và kỳ vọng trở thành ngành chủ lực về xuất khẩu của nền kinh tế.

Cụ thể, giai đoạn 2021 – 2030, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày cả nước bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt 6,8% – 7,0%/năm, trong đó giai đoạn 2021 – 2025 đạt 7,2% – 7,7%/năm. Năm 2025 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày cả nước đạt 77-80 tỷ USD, năm 2023 đạt 106-108 tỷ USD.

Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đặt ra nhiều mục tiêu lớn
Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đặt ra nhiều mục tiêu lớn

Bên cạnh đó, ngành cũng được định hướng phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa; đẩy mạnh chuyển từ gia công sản xuất sang các hình thức đòi hỏi năng lực cao hơn.

Đặc biệt, chiến lược cũng đặt ra định hướng phát triển thời trang dệt may, thúc đẩy và tạo gắn kết, phối hợp giữa các nhà sản xuất, thiết kế phát triển sản phẩm và kinh doanh để định hướng và tạo ra các xu hướng thời trang cho thị trường trong nước; phát triển xây dựng thương hiệu sản phẩm và thương hiệu quốc gia.

Phát triển trung tâm thời trang tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội; đẩy mạnh phát triển thời trang dệt may kết hợp chặt chẽ với chiến lược tiếp thị và chiến lược truyền thông; hướng sản phẩm thời trang dệt may phục vụ nhu cầu trong nước, ngoài nước và khách du lịch, gắn với xu thế thế giới về các sản phẩm xanh, sản phẩm tiện lợi.

Giải bài toán thiếu nguyên phụ liệu

Dù có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng do phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu giá trị gia tăng của ngành chưa tương xứng với con số xuất khẩu. Mặt khác, chưa chủ động được nguyên liệu cũng là một phần nguyên nhân khiến tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ, tận dụng ưu đãi về thuế từ các hiệp định thương mại tự do của ngành chưa thực sự cao.

Chia sẻ với phóng viên báo Công Thương, ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương nhìn nhận: Thiếu nguyên phụ liệu là điểm nghẽn của ngành dệt may Việt Nam nhiều năm qua.

Do vậy, trong chiến lược phát triển của ngành do Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì xây dựng rất chú ý và đưa ra những định hướng giải pháp tháo gỡ vấn đề này. Trong đó, thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may , da giày; chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong ngành.

Chiến lược mới kỳ vọng giải được bài toán thiếu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam
Chiến lược mới kỳ vọng giải được bài toán thiếu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam

Cụ thể, với ngành dệt, bao gồm xơ sợi, dệt, nhuộm và hoàn tất vải, phát triển sản xuất các loại xơ sợi tổng hợp, xơ sợi chức năng, xơ sợi nguyên liệu mới, thân thiện môi trường, sợi chỉ số cao, chất lượng cao,… đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, giảm dần nhập khẩu; đầu tư phát triển mạnh các mặt hàng vải dệt kim, vải dệt thoi, vải kỹ thuật.

Xây dựng một số khu công nghiệp tập trung chuyên ngành, tổ hợp chuyên ngành dệt may, da giày lớn bao gồm chuỗi xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất vải, thuộc da; ưu tiên dự án có công suất lớn từ nhà đầu tư có uy tín, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có quy trình sản xuất đồng bộ, khép kín và đảm bảo tuân thủ các quy định về môi trường.

Ngành may lựa chọn phát triển những mặt hàng chiến lược có uy tín trên thị trường, tăng dần tỷ trọng các sản phẩm chất lượng cao; dịch chuyển sản xuất về các huyện, thị xã và các khu vực có nguồn lao động và hệ thống hạ tầng thuận lợi.

Chiến lược cũng “chỉ định” rõ thu hút đầu tư một số khu công nghiệp tập trung chuyên ngành, tổ hợp chuyên ngành tại khu vực phía Bắc (các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, …); khu vực miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Bình Định,…) và phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Long An,…).

Đồng thời, hướng các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung phát triển ở khu vực có mật độ cao các doanh nghiệp tại những địa phương đã nêu ở trên để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Chiến lược phát triển mới: Nhiều kỳ vọng cho ngành dệt may Việt Nam
Chiến lược phát triển mới: Nhiều kỳ vọng cho ngành dệt may Việt Nam

Định hướng rõ ràng này được ghi nhận sẽ góp phần giải quyết tình trạng chưa mặn mà, thậm chí từ chối các dự án dệt nhuộm của một số địa phương. Dù vậy, để các địa phương mở lòng hơn, ông Nguyễn Tuấn Anh đề nghị: Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, đầu tư các dây chuyền, thiết bị tiên tiến, hiện đại, sử dụng hóa chất, thuốc nhuộm thân thiện, công nghệ tuần hoàn, giảm tiêu hao giảm phát thải, tái sử dụng nguyên nhiên vật liệu và chất thải, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả theo những quy định về bảo vệ môi trường.

“Các địa phương sẽ có sự nhìn nhận khách quan hơn về ngành dệt may, da giày đang cố gắng chuyển mình theo xu hướng xanh hóa. Từ đó, các sở ngành, địa phương sẽ có cơ sở để xem xét, chấp thuận đối với các dự án dệt nhuộm phù hợp”, ông Phạm Tuấn Anh nhận định.

Được biết, trong quá trình soạn thảo nhóm soạn thảo chiến lược đã nghiên cứu những đề xuất về môi trường đối với Chiến lược phát triển bền vững ngành dệt may của EU. Từ đó đề xuất, xây dựng những giải pháp phù hợp để ngành dệt may Việt Nam có thể thích ứng và hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Cũng có nghĩa, ngành dệt may Việt Nam đã được định hướng để bắt nhịp và đáp ứng yêu cầu xanh đang được tiêu chuẩn hoá tại thị trường nhập khẩu cao cấp và lớn của Việt Nam.

Ông Lê Tiến Trường- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Chiến lược phát triển ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 giải quyết 3 vấn đề rất quan trong: Trong dài hạn Việt Nam có cần phát triển ngành dệt may Việt Nam nữa hay không; nếu có phát triển thì phát triển theo hướng nào: May mặc, nguyên liệu, thiết kế, mua bán và sáp nhập… ; ngành được định vị phát triển ở khu vực nào để doanh nghiệp có định hướng đầu tư.

Xem thêm: Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ các nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Sky Pak
Cùng Chuyên Mục
Tình hình xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sang Mỹ, EU, Anh đang…
Ngành dệt may Việt Nam năm 2022
Ngành dệt may Việt Nam đóng góp lớn vào GDP cả…
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam
Việt Nam được cho là thuộc khu vực "kiên cường đáng…
Thiếu hụt than cho sản xuất điện
Theo Bộ Công Thương, giá than thế giới tăng cao đã…
Sản Phẩm Nổi Bật
sp_túi khí chèn lót thùng carton dạng gối (3)
Túi khí chèn hàng trong thùng carton bảo vệ hàng hóa…
Túi khí chèn thùng carton dạng đệm (2)
Túi khí chèn hàng trong thùng carton bảo vệ hàng hóa…
Pallet Epal
Pallet gỗ thông là một trong những loại pallet được ưa…
pallet gỗ thông cũ 4 chiều nâng_sp (1)
Pallet gỗ thông cũ là lựa chọn tối ưu cho các…
Pallet gỗ keo (tràm) cũ (1)
Sản phẩm pallet gỗ tràm cũ có nguồn gốc từ nội…
Thông tin đơn hàng
Vui lòng điền đủ thông tin ở các mục có (*)